VNPT eContract là hệ thống phần mềm cho phép các bên giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử. Khi giao kết thông qua VNPT eContract các doanh nghiệp và người dân giảm đáng kể được chi phí giao dịch, thời gian giao dịch, dễ dàng hơn trong việc tiếp xúc với khách hàng và thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài.

Đăng ký nhận tư vấn
quy trinh ky econtract vnpt
  • Luật thương mại điện tử UNCITRAL của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật thương mại điện tử.
  • Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 của Quốc hội ngày 29/11/2005 hiệu lực từ 01/03/2006
  • Nghị định số 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  • Thông tư 22/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông về yêu cầu kỹ thuật đối với phần mềm ký số
  • Nghị định số 166/2016/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử trong BHXH, BHYT, BHTN
  • Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 ghi nhận hình thức hợp đồng lao động điện tử.

TÍNH NĂNG NỔI BẬT

econtract an toan bao mat

Giá trị mang lại

VNPT eContract không chỉ là hợp đồng điện tử, mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm, làm việc hiệu quả, minh bạch.

99% doanh nghiệp chật vật vì ký kết theo phương thức truyền thống!

Quy trình ký hợp đồng điện tử

01

Tạo hợp đồng điện tử

Có thể tạo hợp đồng từ mẫu hợp đồng có sẵn, hoặc soạn thảo hợp đồng trực tiếp trên ứng dụng, hoặc tải file hợp đồng có sẵn lên.

02

Gửi các bên tham gia ký hợp đồng

Gửi lời mời cho các bên cần ký hợp đồng bằng email, có thể quy định hình thức ký cho các bên, có thể xác minh danh tính hoặc pháp nhân bên được mời, có thể quy định vị trí chữ ký của bên ký trên hợp đồng.

03

Đàm phán trực tuyến

Có thể mời tài khoản khác của đơn vị tham gia đàm phán hợp đồng, có thể chat trực tiếp trên phần mềm hiển thị hợp đồng, thông tin chat được lưu lại để tra cứu sau này.

Câu hỏi thường gặp

Theo quy định tại Điều 33, Luật giao dịch điện tử năm 2005 quy định nội dung giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử:

Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này

Trong đó, “Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử” và “Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ tương tự”.

Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác

Bộ luật lao động 2019 ghi nhận hình thức hợp đồng lao động điện tử

Có 3 loại hợp đồng điện tử, bao gồm:

– Hợp đồng lao động điện tử

– Hợp đồng thương mại điện tử

– Hợp đồng dân sự điện tử

** Hợp đồng điện tử theo quy định pháp luật
Theo quy định tại Luật giao dịch điện tử năm 2005, hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của luật này. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
** Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
– Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.
– Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng.
– Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.
** Giao kết hợp đồng điện tử
– Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng.
– Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.
Tiêu chí Hợp đồng truyền thống (HĐ giấy) Hợp đồng điện tử
Căn cứ pháp lý – Bộ luật Dân sự 2015 – Luật Giao dịch điện tử 2005; Luật Thương mại 2005
Phương thức giao kết – Bằng văn bản, lời nói, hành động…và các hình thức khác do hai bên thỏa thuận

– Ký hợp đồng bằng chữ ký tay

– Giao dịch bằng phương tiện điện tử

– Được ký bằng chữ ký điện tử

Phạm vi áp dụng Trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội, mọi ngành, mọi lĩnh vực…. Chỉ áp dụng trong một số lĩnh vực cụ thể.
Chủ thể tham gia – Bên bán và Bên mua – Bên bán, Bên mua

– Bên thứ ba: các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử.

Nội dung hợp đồng – Đối tượng của hợp đồng;

– Số lượng, chất lượng;

– Giá, phương thức thanh toán;

– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

– Quyền, nghĩa vụ của các bên

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

– Phương thức giải quyết tranh chấp.

Bên cạnh những nội dung bắt buộc như trong hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử có thêm:

 Địa chỉ pháp lý: ngoài địa chỉ pháp lý có thêm địa chỉ email, địa chỉ website, địa chỉ xác định nơi, ngày giờ gửi thông điệp dữ liệu, …

– Yêu cầu kỹ thuật

– Chứng thực chữ ký điện tử

– Các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật

….

Quy trình ký hợp đồng điện tử gồm 5 bước

Bước 1: Tạo /Upload hợp đồng

Bước 2: Thiết kế luồng xem và ký các bên liên quan

Bước 3: Thông báo các bên liên quan

Bước 4: Ký số ngay trên máy tính, điện thoại

Bước 5: Gửi và nhận hợp đồng điện tử đã hoàn thiện đầy đủ chữ ký thông qua phần mềm